Kinh tế Việt Nam 2019: Hai gam màu sáng tối đan xem

Chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Mục tiêu tăng trưởng 2019 ở mức 6,6-6,8% là khiêm tốn
Chính phủ xác định tăng trưởng GDP năm 2019 ở mức 6,6-6,8% là phù hợp và có khả năng thực hiện hơn nếu tình hình tương đối tốt. Theo tôi, chỉ tiêu tăng trưởng GDP 2019 Chính phủ đặt ra là khiêm tốn, mục tiêu này nhằm tạo ra sự vững chắc cho tăng trưởng, tạo ổn định các cân đối của nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia nhận định, Chính phủ xác định tăng trưởng GDP năm 2019 ở mức 6,6-6,8% là phù hợp và có khả năng thực hiện tốt hơn.
Nhiều chuyên gia nhận định, Chính phủ xác định tăng trưởng GDP năm 2019 ở mức 6,6-6,8% là phù hợp và có khả năng thực hiện tốt hơn.
Với các Hiệp định thương mại đã có hiệu lực, Việt Nam có khả năng tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu. Dự báo, nền kinh tế 2019 vẫn trên đà phát triển tích cực, giữ được mức tăng trưởng tốt. Những nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ kiến tạo đã tạo niềm tin và sự phấn khởi trong cộng đồng doanh nghiệp. 
Với các Hiệp định thương mại đã ký kết, chiến lược phát triển, tư duy của doanh nghiệp cũng như tư duy trong điều hành kinh tế cũng sẽ được đổi mới, nhờ đó tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước phát triển.
Ngoài ra, nếu biết khai thác tốt, có chính sách linh hoạt thì có thể chen chân để tận dụng những cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khi có điều kiện. Với sản xuất công nghiệp tại một số đầu tàu tăng, nông nghiệp giữ vững cơ cấu, xuất khẩu vẫn giữ được thị trường thì tăng trưởng 6,7-6,8% là có cơ sở, chưa nói đến mục tiêu 7% cũng có khả năng đạt được.
Dự báo của các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đều có cái nhìn tích cực về kinh tế Việt Nam năm 2019, với mức tăng trưởng dự báo khoảng 6,8%.
Chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển: “Nhà đầu tư chứng khoán có thể kiếm 20-40% sau tháng 3-4/2019”
Kết thúc 2018, Vn-Index với 892,5 điểm, giảm 9,3% so với 2017. Đây là một kết quả thảm hại, thua xa bất động sản và thua mọi kênh giữ tiền an toàn khác. Nhiều nhà đầu tư mới vào 2018 đã than thở ước gì chưa từng biết đến chứng trường.
Nhiều nhà đầu tư hỏi tôi: “Tại sao kỳ vậy?”, vì họ nghe các chuyên gia, công ty chứng khoán dự đoán Vn-Index sẽ lên tới 1.700-2.000 điểm nhưng tôi nói không có gì là bất ngờ, dù tôi cũng dự đoán sai là khoảng 1000 điểm.
Kinh tế Việt Nam 2019: Hai gam màu sáng tối đan xem
Nhưng câu hỏi đặt ra, tại sao kinh tế tăng trưởng ngon lành mà chứng khoán lại rớt? Kinh tế Việt Nam có những kết quả tích cực là đúng nhưng các kết quả tích cực đó không phải chủ yếu do các công ty niêm yết trên sàn tạo ra để Vn-Index có thể tăng trưởng.
Cụ thể, đóng góp lớn nhất cho GDP và các kết quả khác là từ FDI với giá trị xuất khẩu gần bằng 40% GDP, và nhờ đó dù tín dụng tăng thấp nhưng GDP vẫn tăng mạnh. Phần kế tiếp tăng tốt là từ thủy sản và nông sản, cái này cũng không phải từ các công ty trên sàn.
Trong khi đó, ngành ngân hàng chưa ngon với tín dụng tăng thấp và nợ xấu tăng lại. Các công ty bất động sản cũng lao đao, ngành như thép và dầu cũng bấp bênh. Tóm lại, rất nhiều công ty lớn trên sàn quyết định Vn-Index đều không “khoẻ” như đã nêu trên.
Yếu tố kể thêm là nguồn cung tiền ra thị trường không dồi dào để có dòng vốn chảy vào chứng khoán, tạo lực cầu mua bán. Như vậy Vn-Index không tăng theo sung lực của kinh tế là hợp lý từ cấu trúc tăng trưởng kinh tế, cũng như yếu tố về tài chính tiền tệ.
Nhà đầu tư có thua lỗ trong năm 2018 hãy bình tâm, chấp nhận với kết quả để chờ cơ hội trong năm mới. Theo dự đoán, mức tệ nhất là Vn-Index sẽ xuống vùng 850 điểm rồi sẽ đi lên. Từ tháng 1-2/2019 sẽ xuất hiệu nhiều cổ phiếu giá rẻ để mua nằm chờ thu hoạch, có thể kiếm 20-40% khi chu kỳ chứng lên xuất hiện sau tháng 3-4/2019.
Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín: “Lợi nhuận của các ngân hàng năm 2019 sẽ không được tốt như năm 2018”
Hơn 80% nguồn thu của các ngân hàng thương mại đến từ cấp tín dụng, chủ yếu là cho vay. Trong đó, đâu đó ở một vài ngân hàng thì nguồn thu đến từ dịch vụ, dao động từ 15-30%, còn lại phần lớn là nguồn thu từ cấp tín dụng khoảng 70-80%.
Vì vậy, nếu Ngân hàng Nhà nước “siết” room tín dụng xuống 15,5-16% thì chắc chắn lợi nhuận các ngân hàng trong điều kiện nguồn thu từ dịch vụ tăng chưa kịp, thì họ sẽ phải điều chỉnh chỉ tiêu hoạt động kinh doanh
Mới đây, công bố của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng cho đến thời điểm cuối năm 2018 chỉ từ 15,5-16%, mức tăng trưởng tín dụng này được xem là rất thấp, nó đang tạo ra sự bất lợi cho hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại.
Kinh tế Việt Nam 2019: Hai gam màu sáng tối đan xem
Cuối tháng 11/2018, Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng cho 4 ngân hàng thương mại có hiệu quả kinh doanh tốt, đã tích cực trong vấn đề tăng vốn, tích cực trong việc xử lý nợ xấu... Trong đó, Techcombank được nới room lên mức 20%.
Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các ngân hàng đang bị Ngân hàng Nhà nước giới hạn room tăng trưởng tín dụng. Đây được xem là một động thái trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, 1 trong 5 công cụ điều hành. Chắc chắn các ngân hàng sau khi tiếp nhận định hướng mới của Ngân hàng Nhà nước thì trong thời gian tới sẽ phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ.
Trong những năm gần đây, nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng vẫn là đến từ cấp tín dụng, có ngân hàng có nguồn thu tăng từ 80-90% từ hoạt động tín dụng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước giới hạn room tín dụng thì lợi nhuận các ngân hàng trong năm 2019 sẽ điều chỉnh giảm rất lớn.
Có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như việc nợ xấu “hồi hương” đã đề cập ở trên, hoặc tỷ lệ nợ xấu tính đến hết tháng 11 vừa qua đã tăng lên khoảng 18% so với cuối năm 2017, cho nên chắc chắn rằng lợi nhuận năm 2018 và kể cả lợi nhuận năm 2019 ở các ngân hàng sẽ phải dè dặt hơn.
Các ngân hàng sẽ phải dè chừng hơn, phải căn cứ vào room tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, cách thức xử lý nợ xấu cũng như các phương thức để tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ... để đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận phù hợp và chắc chắn lợi nhuận của các ngân hàng năm 2019 sẽ không được tốt như năm 2018.
Thêm vào đó, giá trị cổ phiếu của các ngân hàng cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ việc “siết” room tín dụng trong năm 2019.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu: "Thị trường sẽ thiếu quỹ đất và hụt nguồn cung phân khúc nhà ở trung cấp"
Nhìn chung, thị trường bất động 2018 vẫn giữ được sự phát triển ổn định, không bị “bong bóng” và vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng nhưng đã có dấu hiệu sụt giảm cả về nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở và số lượng giao dịch.
Kinh tế Việt Nam 2019: Hai gam màu sáng tối đan xem
Phân khúc bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê tăng trưởng tốt, condotel có dấu hiệu chững lại. Phát triển bất động sản xanh, an toàn, tích hợp nhiều tiện ích và dịch vụ đang dần trở thành xu thế lựa chọn của chủ đầu tư dự án và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, tình trạng quá thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội đang tiềm ẩn yếu tố tác động đến ổn định an sinh xã hội. Trong năm 2018, đã xảy ra hai đợt sốt ảo giá đất nền, đất nông nghiệp nhưng đã được chính quyền các địa phương quyết liệt vào cuộc xử lý và đã được kiểm soát.
Vụ cháy chung cư Carina Plaza, phường 16, quận 8 ngày 26/3/2018 đã gây hậu quả thảm khốc làm chết 13 người, làm bị thương 51 người. Nhưng vụ cháy này đã làm thay đổi nhận thức và hành động của các chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp vận hành nhà chung cư, ban quản trị chung cư, sở ngành, lực lượng phòng cháy chữa cháy, UBNDcác cấp, cư dân sinh sống tại chung cư.
Thị trường bất động sản năm 2019 sẽ đứng trước nhiều thách thức cũng như cơ hội. Điển hình như thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, thiếu hụt nguồn cung dự án phân khúc nhà ở trung cấp, phân khúc nhà ở bình dân và thiếu hụt nguồn cung căn hộ vừa túi tiền có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn.
Phân khúc nhà ở cao cấp đang có dấu hiệu thừa cung, phải đối diện với nhiều thách thức trong năm 2019. Do vậy, các chủ đầu tư cần phải tính toán cơ cấu lại sản phẩm và lộ trình, tiến độ đưa sản phẩm ra thị trường.
Sự cạnh tranh ở phân khúc căn hộ cao cấp sẽ rất khốc liệt. Ưu thế thuộc về các dự án có vị trí đắc địa, phát triển theo hướng bất động sản xanh, thông minh, tạo ra đẳng cấp khác biệt, độc đáo, tích hợp đồng bộ nhiều tiện ích, an toàn.
Nhà ở xã hội, thiết chế Công đoàn sẽ có nguồn vốn và quỹ đất để phát triển mạnh hơn trong năm 2019. TP.HCM sẽ đấu thầu 9 dự án nhà ở xã hội với diện tích khoảng 6ha để lựa chọn nhà đầu tư.
Dự báo khó thể xảy ra “bong bóng” bất động sản trong năm 2019.
Dự báo khó thể xảy ra “bong bóng” bất động sản trong năm 2019.
Dự kiến Bộ Xây dựng sẽ ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam mới cho phép xây dựng căn hộ chung cư nhà ở thương mại có diện tích dưới 45m2 với tỷ lệ nhất định ở những khu vực phù hợp sẽ tạo điều kiện phát triển căn hộ giá rẻ.
Trong lúc nguồn cung quỹ đất dự án thông qua việc chủ đầu tư bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, thị trường đang kỳ vọng vào nguồn cung thông qua kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng 26.000ha đất nông nghiệp, kế hoạch đấu thầu 127 dự án hạ tầng đô thị của TP.HCM và kế hoạch của VAMC thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu.
Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2019-2020 vào khoảng 16%/năm, đi đôi với việc các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng không quá 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nên các doanh nghiệp bất động sản ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn này.
Dự báo khó thể xảy ra “bong bóng” bất động sản trong năm 2019 do các cơ quan Nhà nước đã có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng kịp thời, hiệu quả công cụ về thuế, tín dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án để điều tiết hiệu quả thị trường bất động sản.
Bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê, chia sẻ không gian làm việc chung... sẽ phát triển mạnh trong năm 2019. Giá cả của phân khúc đất nền tự phát, đất nông nghiệp phân lô trái phép sẽ trở về giá trị thực và các khu vực bị phân lô trái phép sẽ được rà soát, chấn chỉnh theo quy định của pháp luật.
Phân khúc condotel sẽ tiếp tục xu thế chững lại và giá cả hợp lý hơn. Dự kiến sẽ có các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các loại hình bất động sản mới như condotel, hometel, officetel, serviced apartment, shophouse… để định hướng phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng.
Theo báo cung cầu! 
Share on Google Plus

About Đỗ Văn HIếu CHỦ TỊCH ROYAL INTERNATIONAL SCHOOL

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét